porno porn

PostHeaderIcon Dệt may Việt Nam: Nhiều ưu thế để đón nhận đầu tư

n lề Hội nghị thường niên toàn cầu về sợi và dệt vải (ITMF) năm 2012 diễn ra sáng ngày 5/11 tại Hà Nội, ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) đã chia sẻ với báo giới về cơ hội cũng như những ưu thế của ngành dệt may trong thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.


Thưa ông, phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đánh giá  cao việc Vinatex trở thành thành viên của ITMF và coi đây là dấu mốc quan trọng cho ngành dệt may Việt Nam hội nhập sâu hơn vào ngành dệt may thế giới, ông nhận định sao về điều này?

 

 

Ông Lê Tiến Trường

Với bề dày 120 năm xây dựng và phát triển ngành dệt may Việt Nam đã có những đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO ngành dệt may Việt Nam đã đạt được những thànhquả đáng khích lệ khi kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng cao từ 5,9 tỷ USD năm 2006 lên 15,6 tỷ USD năm 2011 đạt mức tăng trưởng bình quân 21%/năm. 9 tháng đầu năm 2012 ngành dệt may đạt 12,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 7,4% so với cùng kỳ.Hiện nay Việt Nam đang là nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ 2 vào Mỹ, thứ 3 vào Nhật Bản và thứ 5 vào EU.
Và tháng 9/2011 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ITMF, đây là sự kiện quan trọng ghi nhận sự cố gắng của Vinatex cũng như của ngành dệt may Việt Nam trong nỗ lực tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu đồng thời, cũng mở rộng hơn nữa cánh cửa thu hút đầu tư cho ngành dệt may Việt Nam.
Vậy hiện trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của ngành dệt may Việt Nam hiện như thế nào thưa ông?
Về thu hút đầu tư nước ngoài của ngành dệt may Việt Nam có thể lấy thời điểm Việt Nam gia nhập WTO làm mốc, kết hợp với việc Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại song phương sau này thì từ năm 2007-2011 ngành dệt may Việt Nam đã thu hút được 485 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 2 tỷ USD. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2007-2008 ngành dệt may đã thu hút được 148 dự án, đây cũng là thời điểm ngành dệt may Việt Nam thu hút được nhiều dự án FDI nhất cho tới nay. Năm 2011, do tác động từ sự biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước việc thu hút vốn FDI của ngành dệt may có chững lại với 80 dự án.
Tuy nhiên, tôi tin rằng Hội nghị thường niên toàn cầu ITMF lần này được tổ chức tại Việt Nam là cơ hội tốt để chúng ta kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất, đặc biệt là kêu gọi đầu tư vào phát triển ngành công nghiệp sợi, dệt, nhuộm hoàn tất vốn đang là điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam hiện nay.
Theo ông, ngành dệt may Việt Nam hiện có ưu thế gì để có thể hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài?
Có thể khẳng định ngành dệt may Việt Nam có nhiều ưu thế trong thu hút đầu tư FDI. Cụ thể, Việt Nam nước có dân số trẻ với 62 triệu người trong độ tuổi lao đng, chất lượng nguồn lao động đảm bảo có thể đảm nhiệm được những công việc đòi hỏi phải có trình độ, có kỹ thuật. Chi phí lao động cũng ở mức trung bìnhkhoảng 150 – 200 USD/lao động/tháng.
Về thị trường, do có ưu thế về dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa cao nên thị trường bán lẻ của Việt Nam rất hấp dẫn. Riêng với hàng dệt may thời trang, người tiêu dùng Việt Nam chi tiêu cho hàng thời trang chỉ xếp sau lương thực thực phẩm, có tới70% người tiêu dùng mua sắm thời trang hàng tháng
Về hội nhập quốc tế, Việt Nam đang nổi lên là trung tâm xuất khẩu thời trang trên trường quốc tế, là trung tâm nguyên liệu vải sợi cotton, nguyên liệu, và việc là thành viên của WTOđã mang lại cho dêt may Việt Nam những ưu thế về nguyên liệu, thị trường, các chính sách. Việt Nam cũng đã và đang ký kết các hiệp định thương mại tự do quan trọng trong đó dệt may là ưu tiên cốt lõi như FTA, TPP…
Như vậy, có thể thấy ngành dệt may Việt Nam có nhiều ưu thế trong thu hút vốn FDI. Tuy nhiên tại phiên thảo luận thứ 2 về ngành công nghiệp dệt may Việt Nam nhiều nhà đầu tư nước ngoài còn băn khoăn về các chính sách hỗ trợ cũng như chiến lược phát triển của ngành, ông nghĩ sao về điều này?
Ngành dệt may Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, do đó ngành dệt may đã có những chiến lược phát triển rất rõ ràng. Theo đó, đến năm 2015 mục tiêu tăng trưởng hàng năm của ngành là từ 12 – 14% và mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu là 15%, tập trung phát triển ngành may mặc, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chú trọng công tác thiết kế thời trang. Đặc biệt, chú trọng kêu gọi đầu tư vào khâu nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế, sản xuất chuyển giao công nghệ và dệt nhum hoàn tất…Trong vòng 2 năm tới ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam ngành dệt may sẽ xây dựng những Khu công nghiệp dệt, dệt vải thoi, nhuộm nhằm xây dựng, hoàn tất chuỗi cung ứng và đảm bảo yếu tố môi trường.
Về chính sách hỗ trợ, các DN sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như: giảm 25% thuế suất cho DN, miễn thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu cho xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng giảm xuống 0%, 5%... tùy theo từng sản phẩm đặc thù…Ngoài ra, Vinatex cũng cố gắng cung cấp thông tin liên quan đến ngành, giới thiệu địa điểm, hỗ trợ đào tạo và liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư…
( Nguồn : http://ven.vn)

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối (Thứ ba, 06 Tháng 11 2012 07:34)

 
1