VietnameseKorean

PostHeaderIcon Ba yếu tố ổn định giá trị tiền đồng

Các chuyên gia cho rằng, kết quả của sự ổn định tiền đồng được hình thành trên ba trụ cột chính: cung-cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, kìm giữ lạm phát, kiểm soát các khoản vay và nợ bằng ngoại tệtrong ngân hàng.

Điều này càng khẳng định dù trong điều kiện thị trường có biến động, các yếu tố vĩ mô diễn biến phức tạp, tiền đồng vẫn vững vàng khi tâm lý thị trườngđã ổn định là điều không thể xem thường.

 

PostHeaderIcon Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định trần lãi suất vào tháng 12

Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước phải lên phương án điều hành cụ thể để kéo lãi suất xuống sát tình hình diễn biến của lạm phát, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết.

Chiều ngày 29/11/2012,  tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2012, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tại phiên họp, một số thành viên Chính phủ đã có ý kiến, ngoài việc tiếp tục kiềm chế lạm phát, cần phải có các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.

 

PostHeaderIcon NH ACB cho nghỉ hàng loạt nhân viên thử việc

Không được cấp phép mở chi nhánh, phòng giao dịch mới, tới đây hàng loạt nhân viên thử việc tại ACB sẽ không được nhà băng ký kết hợp đồng chính thức.

Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết, theo như kế hoạch ban đầu của nhà băng, đến cuối năm 2012, toàn hệ thống sẽ phát triển lên thành 350 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc (hiện nay chỉ mới 334 đơn vị). Tuy nhiên, do tình hình kinh tế suy thoái chưa thể phục hồi ngay nên Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến cáo các ngân hàng không mở thêm phòng giao dịch, chi nhánh.

 

 

PostHeaderIcon 'Ông lớn' ngân hàng bi quan về lợi nhuận 2013

Thừa nhận khó cán đích lợi nhuận năm nay, nhiều ngân hàng lớn cũng tỏ ra bi quan khi nghĩ đến mục tiêu cho năm tới.

Lợi nhuận giảm dần sau mỗi quý, không ít ngân hàng đã bắt đầu "đánh tiếng" xin cổ đông cho điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2012. Tính đến 30/9, Vietcombank đạt lợi nhuận trước thuế 4.394 tỷ đồng, bằng 67% kế hoạch năm (6.550 tỷ đồng) và nhà băng này sẽ xin cổ đông giảm chỉ tiêu.

Nguyên nhân theo đại diện Vietcombank là năm 2012 đã thực hiện đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc điều chỉnh một loạt lãi suất cho vay, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận cả năm.

 

 

PostHeaderIcon Doanh nghiệp không vay tiền vì không muốn mắc nợ

Báo cáo đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam vừa đưa thông tin: có tới 57% số DN không nộp hồ sơ xin vay vốn vì họ không có nhu cầu trong 2 năm (2009-2011).

Thông tin trên khiến nhiều người bất ngờ bởi trong khi nhiều DN than là không thể tiếp cận vốn thì có tới già nửa DN được điều tra trả lời là không cần tiền.

Khi được hỏi vì sao không cần vốn, những DN này cho biết họ không cần vay vì không muốn mắc nợ, số ít khác cho rằng lãi suất quá cao, thủ tục khó vay, thế chấp không hợp lý, nợ trước đó đã nhiều… Nhưng theo nhóm nghiên cứu, tỷ lệ nợ của DN nhỏ và vừa (SME) rất thấp là do hạn chế thanh khoản và hạn chế trong tiếp cận tài chính.

 

PostHeaderIcon Doanh nghiệp trong vòng xoáy nợ nần

Xem hình

Nhiều công ty, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, vừa là chủ nợ với đơn vị này nhưng lại là con nợ của doanh nghiệp khác và đều là các khoản khó đòi.

Gần đây, tòa án các quận ở TP HCM nhận được rất nhiều đơn kiện của ngân hàng đòi nợ doanh nghiệp và doanh nghiệp đòi lẫn nhau. Một lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư TP HCM cho biết sở này nhận được khá nhiều yêu cầu của tòa án các cấp đề nghị kiểm tra hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. "Tuy nhiên, tòa không nói rõ kiểm tra vì mục đích gì nên sở không thống kê", vị này cho hay.

Theo các văn phòng luật sư tại TP HCM, số vụ kiện đòi nợ đặc biệt gia tăng trong vài tháng trở lại đây. Nhiều nhất là kiện đòi nợ liên quan đến lĩnh vực mua bán chứng khoán, xây dựng, chiếm dụng vốn (mua hàng không trả tiền)… với số tiền trung bình vài tỷ đến vài chục tỷ đồng mỗi vụ. Cá biệt, những vụ kiện đòi nợ 70 - 80 tỷ đồng thường rơi vào mua bán chứng khoán và khá phức tạp. Vì theo đà trượt dốc không phanh của lĩnh vực này, tiền tỷ đã "ra đi không hẹn ngày về".

 

PostHeaderIcon Cải thiện chất lượng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội


Nhằm cải thiện việc thu thập và sử dụng các chỉ số cũng như phân tích dữ liệu về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hôm nay, ngày 16/11, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng ADB đã tổ chức Hội thảo giới thiệu tổng quan Dự án Hỗ trợ chuẩn bị và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dựa trên kết quả giai đoạn 2011 - 2015 (CDTA 7725).

Được biết, các dự án trước đó dù có khởi đầu rất tốt nhưng chưa thực sự thành công và còn nhiều tồn tại nhất định. Dự án CDTA 7725 lần này tiếp tục là sự cam kết hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á dành cho Việt Nam thực hiện công tác kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, hỗ trợ kỹ thuật sẽ được tiến hành trong 36 tháng kể từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2013 với tổng số vốn của gói hỗ trợ kỹ thuật ước khoảng tương đương 1.625.000 USD, trong đó, 1.300.000 USD do Quỹ hỗ trợ kỹ thuật đặc biệt của ADB (TASF-IV) cấp dưới dạng viện trợ không hoàn lại. Số còn lại 325.000 USD sẽ được Chính phủ Việt Nam cấp thông qua các đóng góp vật chất như văn phòng và các thiết bị hỗ trợ, chi phí cho cán bộ, các hỗ trợ hành chính và chi phí đi lại nội địa cho các cán bộ phía Việt Nam.

 

 

PostHeaderIcon Nhiều giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế

Cơ cấu lại nền kinh tế là một nội dung nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, chất vấn Chính phủ. Giải trình tại Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, với nhiều giải pháp mạnh mẽ, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đến nay đã có kết quả tích cực.Việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế được Chính phủ triển khai quyết liệt và nhiều giải pháp như xây dựng Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. Ngay trong năm 2012 đã tập trung vào 3 lĩnh vực: tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế và tổng công ty; cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Quốc hội

 

PostHeaderIcon Dai - ichi Life Việt Nam khai trương trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh

Trụ sở chính của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) đặt tại tòa nhà ở số 149-151 Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Tòa nhà văn phòng hiện đại 12 tầng này có diện tích sử dụng hơn 6.500 m2, cung cấp chỗ làm việc cho trên 500 nhân viên và tư vấn tài chính của công ty.
“Lễ khai trương tòa nhà trụ sở chính của Dai-ichi Life Việt Nam là cột mốc đầy ý nghĩa trong sự nghiệp phát triển kinh doanh của chúng tôi tại Việt Nam. Sau hơn 5 năm hoạt động, Dai-ichi Life đã xây dựng uy tín là một trong bốn công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm nhân thọ tiên tiến, chất lượng hàng đầu Nhật Bản. Với lễ khai trương trụ sở chính này sẽ củng cố thêm cam kết “Gắn bó dài lâu” của chúng tôi tại đất nước này”, ông Koichiro Watanabe, Tổng Giám đốc Điều hành Tập đoàn Dai-ichi Life Nhật Bản phát biểu.

Được biết, 9 tháng đầu năm 2012, Dai-ichi Life Việt Nam đã đạt tăng trưởng kinh doanh vượt trộivới doanh thu phí bảo hiểm quy năm của hợp đồng khai thác mới đạt trên 413 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2011.Tổng doanh thu đạt 982 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2011, gấp trên 1,5 lần mức tăng trưởng của thị trường. Lợi nhuận sơ bộ ước tính 87 tỷ đồng, tăng 18% so cùng kỳ năm 2011.Hiện mạng lưới của Dai-ichi Life Việt Nam đã phát triển gần90 văn phòng và tổng đại lý tại các tỉnh thành, phục vụ gần 700.000 khách hàng trên toàn quốc./.
( Nguồn : http://ven.vn)
 

PostHeaderIcon Hội nghị quốc tế về ổn định và giám sát tài chính trong môi trường nhiều biến động

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 26-28/11/2012 Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Ngoại giao... tổ chức hội nghị quốc tế với chủ đề “Khuôn khổ ổn định tài chính và vai trò của giám sát tài chính trong môi trường nhiều biến động”.
Nhằm mục tiêu đánh giá thị trường tài chính, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác... hội nghị sẽ tập trung vào thảo luận các nội dung chính như: Trao đổi thông tin về kinh tế thế giới và thị trường tài chính quốc tế thời gian qua, những tác động đến sự ổn định tài chính của khu vực Đông Á; Đánh giá vị trí, vai trò của kinh tế Đông Á đối với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu;...

Hội nghị sẽ có các diễn giả là các chuyên gia tài chính, ngân hàng hàng đầu thế giới và gần 500 đại biểu trong nước và quốc tế, bao gồm lãnh đạo quốc hội, Chính phủ và đại diện từ các Bộ, ngành Việt Nam có liên quan, các nhà khoa học có uy tín trong nước và các cơ quan ngoại giao, lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế... Đặc biệt, hội nghị sẽ quy tụ lãnh đạo các cơ quan có vai trò ổn định tài chính từ 14 nền kinh tế trong khu vực Đông Á và thế giới.
 
TIN TỨC NỔI BẬT
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
12A03, Tầng 12, Khu A, Tòa nhà Indochina Park Tower, Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Quận 1, Tp. HCM
Hotline: 0935 339 669


 
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

1