VietnameseKorean

PostHeaderIcon Ngân hàng lớn nhỏ đua nhau giảm lương

Kinh doanh gặp khó khăn do tình hình kinh tế có nhiều bất lợi, các ngân hàng cả lớn lẫn nhỏ từ đầu năm đến nay đã liên tục cắt giảm quỹ lương, thưởng. Trong đó nhiều ngân hàng có mức giảm lương tới hơn 30% và không chi thưởng suốt cả năm.

Giảm lương 30%

Một trong những ví dụ cho tình trạng cắt giảm lương trong hệ thống ngân hàng có thể kể đến ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Theo báo cáo tài chính giữa niên độ vừa được nhà băng này công bố, tính đến ngày 30/6 vừa qua, mức chi lương và phụ cấp của ACB chỉ còn 597,7 tỷ đồng, giảm 256,3 tỷ đồng, tương đương 30% so với cùng kỳ 2012.

Với tổng số nhân viên chính thức của ACB hiện là 9.356 người, mức lương bình quân của nhân viên ngân hàng này đến cuối quý 2 vừa qua vào khoảng 10,65 triệu đồng/người.

 

 

PostHeaderIcon Viettel cung cấp dịch vụ chuyển tiền qua BankPlus

Từ ngày 10/7/2013, Công ty Viễn thông Viettel chính thức cung cấp dịch vụ chuyển tiền qua di động - BankPlus cho khách hàng có tài khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).

Sử dụng dịch vụ BankPlus, khách hàng có thể chuyển tiền qua di động chỉ sau 15s, tra cứu giao dịch, số dư; thanh toán cước viễn thông cho mình và cho người khác mà không cần phải cài đặt phần mềm hoặc kết nối wifi/3G cho điện thoại di động. Giao dịch được thực hiện an toàn ở bất cứ nơi nào có sóng Viettel với chính sách bảo mật 2 lớp gồm mã PIN và mã xác thực giao dịch dùng 1 lần (OTP). Đặc biệt, dịch vụ tương thích với tất cả các dòng máy điện thoại di động hiện có trên thị trường.

Nhân dịp khai trương, khách hàng đăng ký và kích hoạt dịch vụ BankPlus- Agribank trước ngày 31/12/2013 sẽ được tham gia chương trình khuyến mại đặc biệt: Miễn phí đăng ký và 3 tháng sử dụng dịch vụ; tặng 300 tin nhắn nội mạng và 50% giá trị thẻ nạp đầu tiên.

Khách hàng đăng ký và kích hoạt dịch vụ trước ngày 31/7/2013 còn được tham gia chương trình khuyến mại “Thỏa sức vui chơi, du lịch khắp nơi cùng BankPlus” với 999 giải thưởng hấp dẫn là các chuyến du lịch hè và điện thoại Smartphone cao cấp như iPhone5, Nokia Lumia920, V8403 và thẻ cào Viettel...

Tính đơn giản, dễ sử dụng là ưu điểm vượt trội để BankPlus nhanh chóng tiếp cận và tác động đến thói quen tiêu dùng của khách hàng. Ông Hoàng Sơn – Tổng Giám đốc Tổng công ty Viễn thông Viettel nhấn mạnh: “Với hơn 50 triệu khách hàng đang sử dụng mạng di động của Viettel, cùng hệ thống điểm giao dịch của Viettel và các ngân hàng trên toàn quốc, Viettel hướng đến mục tiêu xã hội hóa hình thức thanh toán qua di động, góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng tiền mặt tại Việt Nam”.

Là ứng dụng do chính các kỹ sư Viettel thiết kế, hoàn thiện và cung cấp từ năm 2011, đến nay dịch vụ BankPlus đã có mặt tại 8 ngân hàng: MB, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank, ABBANK, VIB, Agribank và được sự đón nhận của hơn 1,5 triệu khách hàng. Trong năm 2013, Viettel dự kiến mở rộng hợp tác với 10 ngân hàng và triển khai tính năng thanh toán hóa đơn điện (Hiện đã cung cấp tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh), nước, taxi, vé máy bay,…

( Nguồn : www.taichinhdientu.vn)

 

PostHeaderIcon Nên gửi tiết kiệm hay đầu tư ?

Gửi tiết kiệm an toàn hơn đầu tư vàng thời điểm này

Giá vàng biến động thất thường và có thể rủi ro cho những ai vội gom vào lúc này. Còn đầu tư bất động sản, đôla, chứng khoán chưa chắc đảm bảo mức lãi như kỳ vọng thì kênh gửi tiết kiệm là lựa chọn hợp lý hơn cả, theo chuyên gia kinh tế Lê Thẩm Dương.

Vàng quốc tế vào đợt giảm mạnh nhất 45 năm

Giá vàng cuối ngày nhảy lên 37 triệu đồng

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP HCM chia sẻ với VnExpress.net kênh đầu tư hiệu quả trong thời điểm hiện nay, sau khi giá vàng xuống mức thấp nhất 2 năm, tỷ giá đôla Mỹ bất ngờ tăng 1%, trần lãi suất huy động chỉ còn 7% một năm, trong khi chẳng mấy ai tiếp cận được gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng.

- Quan điểm của ông về kênh đầu tư vàng hiện nay, khi giá thế giới lẫn trong nước lao dốc mạnh?

- Mấy ngày nay, giá vàng thế giới có “sóng” lớn, một số nhà đầu tư rục rịch mua vào nhằm đầu cơ, dự trữ, làm của để dành. Nhưng theo quan điểm của tôi, trong lúc này, nhà đầu tư cần phân tán rủi ro, chỉ rót một ít vào vàng, chứ không nên dốc hết "trứng vào một rổ". Mọi người cũng khoan nghĩ đến chuyện mua vàng lúc này để sinh lợi vì diễn biến giá kim loại quý đang rất khó lường, tăng giảm thất thường. Khi giá vàng xuống 36 triệu đồng một lượng, nó vẫn có khả năng xuống 30 triệu đồng, song cũng có thể vọt lên cao trở lại.

Hiện rất khó dự báo giá vàng thế giới bởi vì biến động của nó không chỉ thuần túy dựa vào quan hệ cung cầu mà còn chịu ảnh hưởng của giới đầu cơ thế giới.

- Đối với kênh gửi tiết kiệm, ông đánh giá như thế nào về khả năng thu hút tiền gửi trong dân cư, khi trần huy động đã giảm về 7% một năm?

- Ở mức lãi suất 7% một năm có thể giúp Ngân hàng Nhà nước đảm bảo kiểm soát chỉ tiêu lạm phát. Tuy nhiên, thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã chủ động đưa lãi suất huy động về dưới 7%.

Giả sử lãi suất huy động giảm hẳn về 5% vẫn cao hơn chỉ tiêu lạm phát trong 6 tháng đầu năm vốn ở mức 2,4%. Điều này cho thấy, trần lãi suất điều chỉnh giảm về 7% cũng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng huy động vốn trong dân cư của các ngân hàng.

Tôi giả định, lãi suất huy động 6%, người gửi tiền vẫn lời so với việc mua vàng với giá “nhảy nhót” 35-37 triệu đồng một lượng mà không chắc có sinh lãi được hay không.

Do đó, nếu xét về yếu tố sinh lợi an toàn trong thời điểm này, gửi tiết kiệm vẫn tốt hơn. Nếu mua vàng dự trữ cũng tốt, nhưng với điều kiện nhà đầu tư không dồn hết  tiền vào vàng mà chỉ nên xem đó là một trong những cách phân tán rủi ro.

Trần lãi suất huy động giảm về 7% nhưng đây vẫn là kênh an toàn cho những nhà đầu tư không theo trường phái mạo hiểm, ngại rủi ro. Ảnh: Thanh Lan.

- Vậy ông nhận định như thế nào về biến động của thị trường ngoại tệ trong thời gian tới, khi tỷ giá USD/VND vừa tăng thêm 1%?

- Theo tôi, lượng ngoại tệ trong nội địa vẫn đủ sức hỗ trợ thị trường mỗi khi cung cầu có biến động. Nếu như tỷ giá có biến động theo chiều hướng không tốt, tôi nghĩ các nhà quản lý có thể can thiệp để tạo sự ổn định trên thị trường.

- Bất động sản có cơ hội thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư thời điểm này?

- Điều quan trọng nhất của bất động sản là yếu tố giá và tính thanh khoản. Vấn đề giá còn tùy thuộc phân khúc, trong khi thanh khoản phụ thuộc vào dòng tiền. Nếu các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn, đó sẽ là cơ hội cho bất động sản.

Trong tình hình hiện nay, về mặt lý thuyết, bất động sản có dấu hiệu tích cực, nhưng thực tế ngành này vẫn chưa vực dậy được. Dòng tiền chỉ hé chút ít cho lĩnh vực địa ốc khi nhà đầu tư muốn mua bất động sản giá rẻ để dành đó, chờ cơ hội cho tương lai.

- Vậy đối với kênh chứng khoán thì sao?

- Khó có chuyện dòng tiền từ các kênh khác đổ sang chứng khoán thời điểm hiện nay, kể cả khi thị trường giảm sâu đi nữa vì "khẩu vị" đầu tư của mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, cũng rất khó xác định một người vừa chơi chứng khoán vừa tích trữ vàng giờ bỏ tiền hết cho chứng khoán hay rút vốn từ cổ phiếu để đổ sang vàng.

Song, có điều chắc chắn rằng, thị trường vẫn thu hút một lượng người nhất định tham gia, có mua vào bán ra dù chứng khoán có diễn biến theo chiều hướng nào đi nữa.

- Theo ông, nếu có 1 tỷ đồng thời điểm này thì nên bỏ vào kênh nào?

- Tôi không nghĩ sẽ có công thức chung cho trường hợp này. Nguyên nhân là đầu tư vào vàng, tiền gửi tiết kiệm, ngoại hối hay bất động sản đều tùy thuộc vào khả năng chịu đựng rủi ro của mỗi cá nhân, cũng như sở trường, độ dài của dòng tiền.

 

Nguồn: vnexpress

 

PostHeaderIcon Thị trường Phái Sinh - Nghiên cứu và thảo luận

Vào ngày 17-6, tại Hà nội và TPHCM tổ chức hai hội thảo lớn mà chủ đề đều cùng bàn về “thị trường phái sinh”.

 

Tại Hà nội, hội thảo có tên “Tương lai của thị trường tài chính: sản phẩm phái sinh”. Dự kiến đây sẽ là một cuộc hội thảo nghiêng về toán học ứng dụng, tụ họp các nhà toán học và nghiên cứu kinh tế, nhằm hiểu rõ hơn về các lợi thế và rủi ro của các thị trường phái sinh khi hòa vào dòng chảy thị trường tài chính thế giới. Chính vì thế, nó được bảo trợ bởi Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) và Trung tâm Xuất sắc John von Neumann (JVN).

 

 

PostHeaderIcon HI VỌNG TTCK SẼ TIẾP TỤC KHỞI SẮC 6 THÁNG CUỐI NĂM

“Tuy vẫn còn đối mặt với không ít khó khăn, nhưng điểm nhấn trong 6 tháng đầu năm nay là TTCK có nhiều tín hiệu khởi sắc trở lại nhờ nền kinh tế vĩ mô đang có bước cải thiện…”, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) Vũ Bằng, chia sẻ khi trao đổi với ĐTCK.

Tường Vi - Hữu Hòe

Thưa ông, thị trường khởi sắc được thể hiện rõ nét qua những điểm nhấn nào?

Tuy nền kinh tế vĩ mô vẫn còn không ít khó khăn, nhưng 6 tháng đầu năm nay đã có những tín hiệu khởi sắc. Điều này được thể hiện qua nhiều mục tiêu điều hành vĩ mô mà Chính phủ kiên định theo đuổi, đã bước đầu mang lại kết quả tích cực như: lạm phát được kiềm chế, mặt bằng lãi suất thấp, dự trữ ngoại hối tăng…

Diễn biến trên đã hỗ trợ TTCK khởi sắc trong 6 tháng đầu năm nay, khối lượng giao dịch toàn thị trường tăng khoảng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó riêng khối lượng giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ước tăng 12%. Trên thị trường trái phiếu sơ cấp, Sở GDCK Hà Nội (HNX) đã huy động thành công 115.000 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2012. Trong bối cảnh thu ngân sách đang gặp nhiều khó khăn, việc huy động thành công lượng vốn lớn qua kênh trái phiếu có ý nghĩa quan trọng, góp phần cân bằng thu – chi ngân sách, cũng như giúp Chính phủ có thêm nguồn lực để tăng tổng cầu của nền kinh tế, nhất là cầu đầu tư từ ngân sách để bù đắp lại phần cầu từ khu vực DN sụt giảm do vĩ mô khó khăn.

 

 

PostHeaderIcon Tập trung “kích” tổng cầu

(VEN) - Lãi suất đã giảm mạnh song DN vẫn rất khó tiếp cận và hấp thụ vốn từ các ngân hàng thương mại (NHTM), tăng trưởng tín dụng vẫn thấp, cần “kích” tổng cầu để thúc đẩy tín dụng, tăng trưởng kinh tế.

Lãi suất ngân hàng đã được điều chỉnh giảm mạnh. Mặt bằng lãi suất các khoản cho vay ngắn hạn của các NHTM đã giảm về mức từ khoảng 8-9%/năm; các khoản cho vay trung và dài hạn từ 10-11%/năm. Dư nợ các khoản cho vay cũ với lãi suất trên 15% cũng chỉ còn tỷ trọng khoảng 12,9%. Có thể khẳng định, lãi suất hiện không còn là rào cản đối với sản xuất, kinh doanh.

Thế nhưng, số DN có nhu cầu vay vốn, tiếp cận và hấp thụ được vốn tín dụng ngân hàng vẫn còn rất ít. Tại cuộc hội thảo bàn về khơi thông vốn cho DN, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cuối tháng 5/2013, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank) khẳng định: “Trong lúc này các ngân hàng không thiếu vốn. Vốn của ngân hàng còn tồn đọng là do chưa tìm được đầu ra an toàn. Cứ 10 DN đến với VPBank thì chỉ 3 có thể vay được vốn, 7 DN còn lại không đảm bảo; nhiều DN có dự án triển vọng song ngân hàng cũng không dám cho vay vì không có tài sản thế chấp”.
 

PostHeaderIcon Nợ xấu ngân hàng lên tới 300.000 tỷ đồng?

(Dân trí) - Mặc dù có nhiều số liệu khác nhau về nợ xấu đã được công bố, song với điều kiện việc phân loại nợ và đánh giá tài sản đảm bảo được thực hiện khá tốt, VEPR cho rằng, nợ xấu hệ thống ngân hàng đang nằm trong khoảng 180.000-300.000 tỷ đồng.

Sáng nay (27/5), tại hội thảo công bố báo cáo thường niên Việt Nam 2013: "Trên đường gập ghềnh tới tương lai" do trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức, TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc kiêm Kinh tế trưởng VEPR cho biết, trước những con số nợ xấu khác nhau được các cơ quan công bố, nhóm nghiên cứu thực hiện báo cáo nhận định, nợ xấu hệ thống ngân hàng đang nằm trong khoảng 180.000-300.000 tỷ đồng.

 

PostHeaderIcon Vừa sa thải hàng loạt, ngân hàng đẩy mạnh tuyển dụng

Đua nhau tuyển dụng

Năm 2012 và đầu năm 2013, thị trường lao động chứng kiến sự ra đi hàng loạt của rất nhiều nhân sự ngành ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh việc “chia tay” nhân viên, nhiều ngân hàng, trong đó có cả ngân hàng nội và ngân hàng ngoại vẫn đẩy mạnh tuyển dụng.

Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) là một trong các ngân hàng tuyển dụng rầm rộ nhất hiện nay. Vietinbank liên tục tổ chức nhiều đợt tuyển dụng liền kề nhau. Trong thông báo tuyển dụng công bố ngày 21/5, ngân hàng này cho biết cần gần 70 lao động cho các chi nhánh.

Tại trụ sở chính, từ đầu năm tới nay, Vietinbank tổ chức 3 đợt tuyển dụng với số lượng lên tới gần 70 người. Điều đó cho thấy, nhu cầu nhân sự tại ngân hàng này vẫn rất cao.

 

 

PostHeaderIcon Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm một loạt lãi suất

Ngân hàng Nhà nước giảm một loạt lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu đồng thời hạ trần lãi suất cho vay ưu đãi xuống 10%. Thống đốc kêu gọi giảm lãi suất các khoản vay cũ về 13% một năm.

Các quyết định giảm lãi suất được Ngân hàng Nhà nước công bố tại cuộc họp báo đang diễn ra ở Hà Nội. Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cùng lãnh đạo các ngân hàng lớn nhất trên thị trường cùng có mặt tại họp báo sáng nay.

Theo quyết định được công bố tại cuộc họp, các loại lãi suất cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng đều giảm 1%, lần lượt về 7%, 5% và 8% một năm.

 

PostHeaderIcon Doanh nghiệp trả cổ tức "khủng"

Trong khi lãi suất ngân hàng chỉ là 7,5% và nhiều ông lớn như Masan thậm chí không trả cổ tức thì Công ty cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (HGM) lại khiến nhà đầu tư nức lòng khi trả cổ tức năm 2012 với tỷ lệ cao ngất ngưởng 120%/năm. Cho tới ngày 8/4, HGM đã trả xong cổ tức đợt 3/2012.

2012 không phải năm đầu tiên HGM trả cổ tức “khủng”. Trong 2011, HGM cũng là điểm sáng trên thị trường chứng khoán khi giúp nhà đầu tư kiếm được khoản cổ tức cao ngất ngưởng 80%. Như vậy, chỉ sau một năm, tiền lãi mà doanh nghiệp này “đền ơn” nhà đầu tư đã tăng 50%. Trong khi đó, lợi nhuận lại giảm nhẹ.

Trong năm 2012, HGM tiếp tục dẫn đầu quán quân EPS năm 2012 với 137,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế tương đương EPS đạt 21.874 đồng. Lợi nhuận 2012 giảm 7,5% so với năm 2011 nhưng so với kế hoạch 104 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế được đại hội cổ đông giao phó, kết thúc năm 2012, HGM vượt 44%.

 
TIN TỨC NỔI BẬT
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
12A03, Tầng 12, Khu A, Tòa nhà Indochina Park Tower, Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Quận 1, Tp. HCM
Hotline: 0935 339 669


 
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

1