Theo thông tin mà Công ty Canon Sing cung cấp bổ sung thì khi Công ty Canon Sing bán hàng cho khách hàng ở nước ngoài, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao trên tàu hoặc tại kho của khách hàng nước ngoài theo các điều khoản thương mại quốc tế FOB hoặc DDP, không phải giao hàng, chuyển giao quyền sở hữu tại kho ngoại quan (KNQ) ở Việt Nam. Công ty Canon Sing chỉ thuê chủ kho ngoại quan làm các thủ tục hải quan cần thiết và các dịch vụ bốc dỡ, chất hàng...tại KNQ và thuê đơn vị vận chuyển độc lập để chuyển hàng từ KNQ đến điểm giao hàng cho khách hàng.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp thực tế Công ty Canon Sing mua hàng của Công ty Canon Nhật Bản (hàng được lưu tại kho ngoại quan do Công ty Canon Sing thuê tại Việt Nam), sau đó bán cho các khách hàng ở nước ngoài theo điều khoản thương mại Incoterms FOB hoặc DDP, hàng hóa được giao ngoài lãnh thổ Việt Nam thì Công ty Canon Sing thuộc đối tượng không áp dụng của Thông tư số 103/2014/TT-BTC trong trường hợp này.
Tương tự như khoản đầu tư vào công ty con, khi lập BCTCHN, cần thiết phải loại trừ các khoản lãi (lỗ) chưa thực hiện từ các giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ và công ty liên kết. Tuy nhiên, phương pháp loại trừ không giống nhau đối với hai khoản mục đầu tư này. Cơ sở của sự khác biệt này là phương pháp hợp nhất theo từng khoản mục (line by lineconsolidation) được áp dụng đối với khoản đầu tư vào công ty con và phương pháp hợp nhất một dòng (line by line consolidation) được áp dụng đối với khoản đầu tư vào công ty liên kết. Ngoài ra, phần lợi ích kinh tế của cổ đông khác không phải là đơn vị đầu tư không trình bày trên BCTCHN. Về cơ bản, các quốc gia khác nhau trên thế giới đều nhất quán về cách thức loại trừ các giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ và công ty liên kết trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản sau:
Thực hiện Quyết định số 2404/QĐ-BTC ngày 27/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bù trừ số tiền thuế giá trị gia tăng (GTGT) doanh nghiệp được hoàn tại cơ quan thuế với các khoản còn nợ tại cơ quan hải quan, Bộ Tài chính đã có công văn số 10724/BTC-TCT ngày 14/08/2013 hướng dẫn. Để việc thực hiện bù trừ các khoản nợ đảm bảo thống nhất, kịp thời, Tổng cục Hải quan có công văn số 2717/TCHQ-TXNK ngày 19/08/2014, hướng dẫn như sau:
Giảm thuế xuất khẩu mặt hàng cao su, bổ sung quy định lệ phí trước bạ với ôtô biển số nước ngoài, nhiều ưu đãi trong đào tạo nhân lực cho năng lượng nguyên tử, quy định rõ lộ trình phát triển thị trường điện lực… là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2013.
Theo Nghị định 124/2013 vừa được Chính phủ ban hành, quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, thì từ 1/12/2013 người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử sẽ được miễn học phí và ở ký túc xá miễn phí; được cấp sinh hoạt phí hằng tháng.
Người được hưởng các ưu đãi trên phải đáp ứng đủ 4 điều kiện; phải là công dân Việt Nam đang học tập, nghiên cứu, làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tuyển chọn đi đào tạo, bồi dưỡng; Có phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tinh thần trách nhiệm cao; Có đủ sức khỏe để tham gia học tập, nghiên cứu, làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
DN FDI, có lẽ hiểu rất rõ về các báo cáo tài chính mà họ lập trong nhiều năm qua. Họ hẳn sẽ lo sợ nếu cơ quan chức năng thật sự vào cuộc quyết liệt.
Kết quả thanh tra các DN ở khu chế xuất (KCX) của Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho thấy có 125/399 DN báo lỗ lên tới vài nghìn tỉ đồng. Hơn 1/4 số DN báo lỗ liên tiếp trong 3 năm và phần nhiều trong số này có dấu hiệu chuyển giá, gây thất thu lớn cho ngân sách. Tuy nhiên, điều này sẽ được cộng đồng DN tiếp nhận thế nào?
TTCP vừa có kết luận về tình hình quản lý thu thuế tại các KCX của 4 địa phương có số thu ngân sách lớn là: Hà Nội, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Theo đó, tại thời điểm 31/12/2011, có 399 DN ở các KCX có số thuế các loại phải nộp gần 688 tỉ đồng.
Lỗ... tưng bừng
Câu Hỏi : Khoản 11, Điều 9, Thông tư của Bộ Tài chính số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 (TT45) quy định: “Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này.” Đến thời điểm có hiệu lực của TT 45, những TSCĐ này đã khấu hao hết thì có phải hạch toán điều chỉnh " Nợ 214/Có 211" để trong danh sách tài sản của doanh nghiệp chỉ thể hiện những tài sản thỏa mãn TT45?
Trả Lời : Theo Ban Tư vấn VACPA, đối với các TSCĐ đã hết khấu hao, doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013, doanh nghiệp thực hiện chuyển các TSCĐ này sang theo dõi trong danh mục công cụ dụng cụ xuất dùng đã phân bổ hết giá trị vẫn còn sử dụng (ghi Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ/Có TK 211 – TSCĐ hữu hình). Danh mục TSCĐ của doanh nghiệp chỉ theo dõi các TSCĐ đủ tiêu chuẩn, điều kiện là TSCĐ theo quy định hiện hành.
( Nguồn : vacpa.org.vn)
Rất nhiều DN hôm nay báo lỗ ngày mai thành lãi và ngược lại. Các số liệu nhập nhằng, giải trình rắc rối khiến cho cổ đông, nhà đầu tư phát hoảng. Thậm chí, không ít DN cũng gánh lấy hậu họa khi cố làm đẹp số liệu để có một bản báo cáo không đúng với thực tế kinh doanh.
DN cãi lại kiểm toán
Đại hội cổ đông Công ty Cổ phần Hacisco (HAS) hôm 24/5 khá nóng khi nhiều cổ đông đặt câu hỏi: Rốt cuộc trong năm 2012 HAS đã lỗ hay lãi?. Các khoản nợ khó đòi và chi phí đã hạch toán của HAS tại sao không được trích lập dự phòng?
Cuối cùng, đại hội vẫn thống nhất với kết quả HAS vẫn lãi 4,9 tỷ đồng trong năm 2012, không trích lập dự phòng và chốt chia cổ tức 6%; dự kiến năm 2013 lãi 3,5-4 tỷ đồng, cổ tức 3-5%.
Trả lời: BCTC hợp nhất được lập trên cơ sở các BCTC của Văn phòng công ty, BCTC các công ty thành viên (công ty con), công ty liên kết (gọi chung là công ty thành viên). Đối với BCTC các công ty thành viên không quan trọng thì có thể phải hoặc không phải kiểm toán. Còn đối với công ty thành viên quan trọng, có ảnh hưởng đáng kể đến BCTC hợp nhất thì bắt buộc phải được kiểm toán, KTV không thể ngoại trừ khi kiểm toán BCTC hợp nhất./.
( Nguồn : vacpa.org.vn)
1/5 Công ty quản lý quỹ có sai phạm
So với con số 47 công ty quản lý đang hoạt động trên thị trường, số công ty bị xử phạt trong năm 2012 đã chiếm tới gần 1/5. Có thể kể đến những cái tên như CTQLQ Việt Long, CTQLQ Nhân Việt, CTQLQ Tín Phát, CTQLQ AIC, CTQLQ Lộc Việt, CTQLQ FPT; CTCP Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Liên Minh Việt Nam...
Gần đây nhất, UBCK đã xử phạt Công ty TNHH một thành viên Quản lý quỹ Ngân hàng Công thương (Vietinbank Capital) Theo đó, UBCK đã xử phạt Vietinbank Capital 85 triệu đồng do không thực hiện chào mua công khai cổ phần của CTCP đầu tư PV-Inconess theo quy định; đồng thời, phạt quỹ này 60 triệu đồng do đã báo cáo không đúng thời hạn quy định khi trở thành cổ đông lớn của PV- Inconess. Tổng cộng mức phạt tiền đối với Vietinbank Capital là 145 triệu đồng.
Mục đích của chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 9 mới là đưa ra nguyên tắc hạch toán và đơn giản hóa việc xử lý các công cụ tài chính. Chuẩn mực IFRS 9 sẽ chính thức áp dụng từ kỳ kế toán bắt đầu ngày 01/01/2013 hoặc sau đó. Một số công ty có thể lựa chọn áp dụng sớm nhưng phần lớn các công ty có thể sẽ tiếp tục áp dụng chuẩn mực hiện nay (đó là Chuẩn mực IAS 39/21).
Lisa Nguyễn - Trần Thị Kim Anh
Nguyên tắc ghi nhận
Thông qua Chuẩn mực IFRS 9 nghĩa là việc phân loại và đo lường không hồi tố sẽ được áp dụng kể từ khi ghi nhận ban đầu. Theo Chuẩn mực này, nguyên tắc ghi nhận được thực hiện trên cơ sở mô hình kinh doanh của công ty. Mục đích là hài hòa các xử lý trong kế toán theo hướng phù hợp với mô hình kinh doanh và cách xử lý tài sản và công nợ của doanh nghiệp. Ví dụ: có nhiều mô hình kinh doanh khác nhau như: một ngân hàng nắm giữ một giỏ đầu tư để thực hiện lãi, một công ty tài chính quản trị một danh sách tài sản cho thuê để thu hồi các dòng tiền từ các hợp đồng, một chính quyền địa phương có thể nắm giữ một giỏ chứng khoán niêm yết hoặc không niêm yết vì lợi nhuận đầu tư vốn, một công ty đa quốc gia nắm giữ trái phiếu để tài trợ các hoạt động... Vì vậy, nguyên tắc là một khi đã đưa ra một lựa chọn ghi nhận phù hợp với mô hình kinh doanh, thì sẽ không được thay đổi.
|
|