VietnameseKorean

PostHeaderIcon Đầu năm 2013 , tăng lương tối thiểu vùng

Ngày 04 tháng 12 năm 2012, Chính Phủ vừa ban hành Nghị định 103/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, các nhân và các cơ quan/, tổ chức có thuê mướn người lao động.Nghị định này thay thế nghị định 70/2011/NĐ-CP ngày 22/08/2011.

Theo Nghị Định 103/2012/NĐ-CP mức lương tối thiểu sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 chia theo 4 vùng I, II, III, IV cụ thể như sau:

 

PostHeaderIcon Một số quy định mới về lao động nữ tại Bộ Luật Lao Động năm 2012

Ngày 18/6/2012, tại kỳ họp thứ 03, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13.
Chính sách của Nhà Nước đối với lao động là nữ.
► Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ.
► Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
► Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
 

PostHeaderIcon Bắt đầu từ 1/7/2013, thu nhập trên 9 triệu đồng phải nộp thuế

Với 444 ý kiến ủng hộ trên tổng số 462 đại biểu biểu quyết, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi thuế thu nhập cá nhân sáng 22/11. Mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp và người phụ thuộc được nâng lên 9 và 3,6 triệu đồng.

So với dự thảo được thảo luận ngày 15/11 tại Quốc hội, văn bản luật chính thức được thông qua sáng nay không có nhiều thay đổi. Cụ thể, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế, người phụ thuộc được nâng từ 4; 1,6 triệu đồng hiện tại lên 9 và 3,6 triệu đồng.

 

PostHeaderIcon Tăng lương cơ bản bằng khoản tiết kiệm 10% chi thường xuyên

Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ: Sử dụng khoản tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tăng nguồn cải cách tiền lương năm 2013.

Lúc 8h30 sáng nay (15/11), Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2013 với tỷ lệ tán thành đạt 90,96%.

Trước đó, Quốc hội biểu quyết thông qua điều 1 của Nghị quyết với nội dung: Tổng số thu cân đối ngân sách trung ương là 519.836 tỷ đồng. Tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 296.164 tỷ đồng.

Tổng số chi cân đối ngân sách trung ương là 681.836 tỷ đồng, bao gồm cả 193.595 tỷ đồng bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.

Điều 1 được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành đạt 91,57%.

 

PostHeaderIcon Kế toán trái phiếu chuyển đổi: Kinh nghiệm quốc tế

Kế toán trái phiếu chuyển đổi được xem là một “lỗ hổng” trong chế độ kế toán Việt Nam. “Lỗ hổng” này được “trám lại” trong một phần của dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp. Tuy nhiên các hướng dẫn trong dự thảo còn chưa đầy đủ và rõ ràng dẫn đến việc khó khăn cho các doanh nghiệp cho việc áp dụng vào thực tế.

 

Nguyễn Mạnh Hiền -  Khoa Kế toán - Tài chính,

Trường Cao đẳng Thương mại và du lịch

 

 

PostHeaderIcon Những điểm mới về hướng dẫn xử lý chênh lệch tỷ giá theo thông tư 179/2012/TT-BTC

Quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp theo thông tư 179/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2012.

I. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh:

1. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng cho doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Thông tư không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng.

 

PostHeaderIcon Hướng dẫn xử lý chi trợ cấp mất việc làm

Khi phát sinh chi trợ cấp mất việc làm DN được hạch toán khoản chi này vào chi phí quản lý DN và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Theo đó, Khi lập báo cáo tài chính năm 2012, nếu nguồn Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm còn số dư thì DN hạch toán tăng thu nhập khác năm 2012, DN không được chuyển số dư Quỹ sang năm sau sử dụng.

Trường hợp trong năm DN thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, nếu hạch toán đủ vào chi phí số tiền đã chi trợ cấp mà phát sinh lỗ, DN được hạch toán phân bổ số tiền chi trả vào chi phí quản lý DN các năm sau, thời gian phân bổ tối đa là 3 năm. Tải file đính kèm.

Nguồn : http://www.auditing.vn)

 

PostHeaderIcon Báo cáo tài chính: những điểm không rõ ràng

Từ câu chuyện TNG

Thời điểm CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG) công bố BCTC  bán niên 2012 chưa soát xét, những người quan tâm đến cổ phiếu TNG đều thấy… giật mình, vì có quá nhiều bất thường trong các con số về dòng tiền thu chi của TNG. Theo đó, mặc dù doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 của TNG không thay đổi nhiều so với trước đó, nhưng chi phí nhân công, chi phí mua hàng hóa dịch vụ đầu vào lại sụt giảm mạnh. Cụ thể, chi phí nhân công 6 tháng đầu năm 2012 chỉ bằng chưa tới 1/5 cùng kỳ năm 2011; chi phí mua hàng hóa, dịch vụ chưa đến 50 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2011 xấp xỉ 230 tỷ đồng…

Những con số trên xuất hiện là do BCTC bán niên 2011 Công ty tự lập, TNG sử dụng phương pháp thuyết minh lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp. Tuy nhiên, sang BCTC bán niên 2012 có soát xét, Công ty lập báo cáo thuyết minh lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp, nên có sự biến động lớn về số liệu giữa 2 kỳ, mà người đọc không thể biết được vì sao.

 

PostHeaderIcon HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 16 "CHI PHÍ ĐI VAY"

1. Hạch toán chi phí đi vay phải tôn trọng một số quy định sau:
1.1. Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định.
1.2. Chi phí đi vay liên quan đến tài sản dở dang khi có đủ các điều kiện vốn hoá thì đơn vị phải thực hiện theo đúng quy định tại Chuẩn mực kế toán "Chi phí đi vay" về định nghĩa tài sản dở dang, xác định chi phí đi vay được vốn hoá, thời điểm bắt đầu vốn hoá, tạm ngừng vốn hoá và chấm dứt việc vốn hoá.
1.3. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang nếu đủ điều kiện vốn hoá thì được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá), bao gồm các khoản lãi tiền vay, phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu, các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay.

 

PostHeaderIcon Tầm quan trọng của việc sử dụng thông tin kế toán khi quyết toán thuế TNDN

Trong điều kiện hiện vận hành nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hệ thống kế toán được thiết lập với mục đích cung cấp thông tin tài chính chung nhất, phục vụ lợi ích của các chủ thể sử dụng thông tin khác nhau. Trong đó, mục đích cung cấp thông tin tài chính về nghĩa vụ thuế của DN đối với NSNN là một trọng tâm, nhưng không phải là mục đích duy nhất. Sự độc lập tương đối giữa các quy định của chính sách thuế nói chung và chính sách thuế TNDN nói riêng với các quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán,dẫn đến khi sử dụng thông tin kế toán cho mục đích kê khai và quyết toán thuế cần có quá trình phân tích và điều chỉnh cho phù hợp.

Thông thường, việc sử dụng thông tin kế toán khi quết toán thuế TNDN được thực hiện qua 4 bước cơ bản:

 
더 많은 아티클...
최신 뉴스
온라인 지원
12A03, Tòa nhà Indochina Park Tower– 04 Nguyễn Đình Chiểu – Phường Đakao – Q.1 – TP.HCM
Hotline: 0935 339 669


 
스톡

1