Web ôn thi cpa gửi đến các bạn Thông tư 10/2014/TT-NHNN sửa đổi Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN về tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán (HTTKKT) các Tổ Chức Tín Dụng.
Theo đó, bãi bỏ 16 tài khoản trong Hệ thống tài khoản Kế toán các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN như:
+ TK 312- Giá trị công cụ lao động đang dùng đã ghi vào chi phí + TK 472- Mua bán ngoại tệ từ các nguồn khác + TK 479- Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán trong nước + Tk 481- Nhận vốn để cho vay đồng tài trợ bằng đồng Việt Nam …..
Bổ sung quy định được mở thêm TK chi tiết theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ khi cần thiết của các TCTD.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2014, bãi bỏ các Quyết định 807/2005/QĐ-NHNN; 29/2006/QĐ-NHNN; 02/2008/QĐ-NHNN .
Download thông tư tại đây.
Theo webketoan
Trong tuần qua, một số ngân hàng cổ phần đã lần lượt công bố hạ lãi suất huy động cả kỳ hạn ngắn và hạn dài. Điều này có khiến các doanh nghiệp (DN) hy vọng lãi suất cho vay sẽ giảm trong thời gian ngắn sắp tới?
Lãi suất huy động đã giảm
Để đón đầu giảm lãi suất cho vay, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất huy động. Từ ngày 15/2/2014, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã giảm 0,3% lãi suất huy động so với trước đối với kỳ hạn ngắn, xuống còn 6,5%/năm cho kỳ hạn 1 và 2 tháng; 6,6%/năm đối với kỳ hạn 3 tháng. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng được ngân hàng này áp dụng ở mức 7,9%/năm (lĩnh lãi cuối kỳ), giảm 0,1% so với trước; các kỳ hạn 13 tháng, 24 tháng có lãi suất từ 8,2%/năm đến 8,4%/năm (lĩnh lãi cuối kỳ)… Riêng kỳ hạn 36 tháng được hưởng lãi suất 8,5%/năm.
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, đã có nhiều dấu hiệu khả quan nhưng thị trường tiền tệ còn 3 thách thức lớn.
Ông nói: Tôi cho rằng, năm 2014, kinh tế có nhiều dấu hiệu khả quan hơn. Tuy nhiên, lĩnh vực tiền tệ vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết, nhất là nợ xấu, lãi suất và sở hữu chéo.
Thứ nhất, về nợ xấu, năm 2013, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã mua một khối lượng lớn nợ xấu và sẽ tiếp tục mua nợ xấu trong năm 2014. Tuy nhiên, nhiệm vụ nặng nề của VAMC trong năm 2014 là làm sao để xử lý số nợ xấu đã mua này. Nợ xấu mà VAMC mua phần lớn là bất động sản, có cái có thể bán ngay, có những cái phải đầu tư mất 5-7 năm. Làm sao để biến nợ xấu thành nợ tốt, biến nợ thành tiền thì VAMC chưa làm được và chưa có tiền để làm được.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định sẽ miễn thuế xuất nhập khẩu đối với vàng nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo quy định của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, Nhà nước độc quyền trong việc sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, NHNN xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng (để can thiệp, bình ổn thị trường vàng trong nước). Và từ ngày 1/4/2013, Ngân hàng Nhà nước tạm dừng việc uỷ thác xuất khẩu, uỷ thác nhập khẩu cho phép các tổ chức tín dụng mà sẽ trực tiếp thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Tuy nhiên, với Quyết định số 08/2014/QĐ-TTg, từ ngày 15/3/2014, vàng nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu của NHNN trực tiếp hoặc ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu sẽ được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
( Nguồn : taichinhdientu.vn)
Theo Báo cáo đánh giá thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế của Ủy ban Kinh tế Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đang diễn ra ở Hà Nội, tái cơ cấu ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu lành mạnh hóa.
Chuyển biến
Tính đến tháng 10/2013, trong số 9 ngân hàng thương mại (NHTM) bị liệt vào danh sách yếu kém, đã có 8 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt và cho thực hiện phương án cơ cấu lại hoạt động; trong đó, 3 ngân hàng đã được hợp nhất, 1 ngân hàng hợp nhất với tổ chức tín dụng khác, 1 ngân hàng được sáp nhập, 3 ngân hàng được chấp thuận phương án tự cơ cấu lại và thay đổi cổ đông lớn mới. 1 ngân hàng còn lại đang chờ ý kiến của Thủ tướng về phương án tự củng cố trên cơ sở có sự tham gia vốn của tổ chức tín dụng nước ngoài.
Ngoài 9 ngân hàng yếu kém bắt buộc phải tái cơ cấu, NHNN cũng yêu cầu các NHTM xây dựng phương án tự tái cơ cấu. Đến nay, Ngân hàng Phát triển nhà TP.HCM và NHTM cổ phần Đại Á đã tiến hành sáp nhập tự nguyện để nâng quy mô, tăng năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động.
Nhờ vậy, “sức khỏe” của hệ thống ngân hàng đang tỏ ra khả quan hơn. Các chỉ số tài chính cơ bản của hệ thống các tổ chức tín dụng đã được cải thiện so với năm 2012 và đầu năm 2013, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đã giảm nhẹ về mốc 13,76% vào thời điểm tháng 9 (tuy còn cao so với mức tối thiểu 9%)...
Những ngày gần đây thị trường xuất hiện dự tính khả năng tỷ giá USD/VND sẽ tăng mạnh vào cuối năm nay, khi Chính phủ định hướng sẽ phá giá tiền đồng 2%.
Một số bạn đọc đã liên hệ với VnEconomy, đề cập đến dự tính này. Bởi lẽ, nắm giữ USD để có bước tăng 2% chỉ trong khoảng hai tháng là một lợi ích đáng để cân nhắc, hấp dẫn hơn gửi tiền đồng với lãi suất thấp cùng thời hạn đó.
Dự tính trên xuất phát từ một số thông tin gần đây, dẫn lại nội dung trả lời phỏng vấn hãng Bloomberg của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Một số nguồn nêu khẳng định mức tăng tỷ giá USD/VND được ấn định 2% vào cuối năm nay, do VND đang bị định giá cao… Hướng khác để cập đến ở định hướng 2% đó là khả năng điều chỉnh tối đa.
Cuộc phỏng vấn trên diễn ra cuối tháng 9/2013, nhưng điểm liên quan đến điều hành tỷ giá mới thực sự được chú ý trong nhiều kênh thông tin gần đây. Trong khi thị trường ngoại hối vẫn không có phản ứng rõ nét nào, thậm chí trong các ngày 10 và 11/10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã trở lại mua vào ngoại tệ trước nguồn cung thuận lợi.
Cộng với khoản tiền phạt do kê khai sai dẫn đến nộp thiếu tiền thuế, Cao su Sao Vàng sẽ phải nộp gần 800 triệu đồng trong 10 ngày.
Theo tin từ Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng (Mã CK: SRC), Cục thuế Hà Nội vừa có quyết định truy thu và xử phạt gần 800 triệu đồng với công ty do kê khai sai dẫn đến nộp thiếu số tiền thuế phải nộp của năm 2012.
Trong đó, số thuế bị truy thu là 652,7 triệu đồng với 25,8 triệu đồng thuế giá trị gia tăng; 283,2 triệu đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và 343,7 triệu đồng thuế thu nhập cá nhân. Trước hành vi này, Cục Thuế Hà Nội tính toán tổng số tiền phạt công ty phải nộp là 147 triệu đồng.
- Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Việt Nam 2012 với các điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ của BHTG có thể được xem là đã khoác một chiếc áo pháp lý “vừa vặn” hơn cho BHTG Việt Nam.
Nhằm mục đích khắc phục những bất cập của quy định hiện hành về BHTG giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động BHTG, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, ngày 18/6/2012 Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật BHTG. Luật BHTG 2012 là một bước tiến lớn trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về BHTG ở Việt Nam. Đây được xem là công cụ đảm bảo cân bằng một cách hợp lý giữa chức năng quản lý nhà nước đối với BHTG, năng lực thực sự của tổ chức BHTG, lợi ích chính đáng của các tổ chức tham gia BHTG và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền.
Thanh tra Chính phủ vừa phát hiện hàng loạt doanh nghiệp FDI khai lỗ lớn trong khi tốc độ tăng doanh thu hàng năm vẫn cao và hoạt động sản xuất liên tục được mở rộng.
Hơn nửa doanh nghiệp FDI Bình Dương báo lỗ
Thanh tra Chính phủ cho biết vừa tiến hành một đợt thanh tra về việc chấp hành pháp luật về thu nộp ngân sách nhà nước tại khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội, TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai.
Kết quả thanh tra đã nêu lên nhiều vấn đề bất cập liên quan đến vấn đề này cũng như từng doanh nghiệp cụ thể, trong đó đặc biệt đáng chú ý là tình trạng các doanh nghiệp FDI liên tục khai lỗ lớn trong thời gian qua.
Tại thời điểm 31/12/2011, qua kiểm tra 399 doanh nghiệp ở khu chế xuất có số thu phải nộp thuế, cơ quan chức năng phát hiện 125 doanh nghiệp hạch toán lỗ trong ba năm 2009 - 2011. Trong số này, có tới 36 doanh nghiệp lỗ 3 năm liên tiếp với tổng mức lỗ lên tới trên 2.800 tỷ đồng; 69 doanh nghiệp khác có mức lỗ 2 năm liên tiếp với tổng mức lỗ 1.829 tỷ đồng.
Đáng chú ý là trường hợp Công ty TNHH Sumitomo Bakelite Việt Nam. Công ty 100% vốn Nhật Bản có trụ sở tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội này có số lỗ lũy kế 3 năm lên tới hơn 777 tỷ đồng.
Cũng tại Hà Nội, Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam có số lỗ 3 năm là hơn 300 tỷ đồng. Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam chính thức được trao giấy chứng nhận đầu tư vào Khu Công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, huyện Thạch Thất, Hà Nội vào cuối năm 2010. Nhà máy của Meiko tại Hà Nội là một trong 10 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất năm 2006 và là dự án sản xuất điện tử có vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam tại thời điểm cấp phép.
Đồng Nai đóng góp tới 4 cái tên trong danh mục doanh nghiệp khai lỗ lớn được kiểm tra đợt này, trong đó đáng chú ý là Công ty TNHH sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia với mức lỗ lũy kế 3 năm là hơn 430 tỷ đồng.
Xếp tiếp theo trong danh sách là Công ty TNHH Fujitsu Việt Nam với số lỗ lũy kế 2 năm là hơn 292 tỷ đồng. Sau 13 năm hoạt động tại Việt Nam, công ty này đã đầu tư trên 200 triệu USD và từng đạt mức doanh thu xuất khẩu lên tới gần 500 triệu USD vào những năm 2006-2007, nhưng hiện nay doanh thu sụt giảm mạnh.
Hai cái tên đáng chú ý còn lại cũng thuộc địa bàn Đồng Nai là Công ty TNHH Kureha Việt Nam với mức lỗ lũy kế 3 năm là 264 tỷ đồng và Công ty TNHH Olympus Việt Nam với mức lỗ lũy kế 2 năm là 256 tỷ đồng.
TP HCM và Bình Dương cũng “đóng góp” hai đại diện trong danh sách lỗ lớn được thanh tra, bao gồm Công ty TNHH Freetrend Industriala Việt Nam (TP HCM) với mức lỗ 2 năm là trên 222 tỷ đồng và Công ty TNHH Saigon Stec (Bình Dương) với mức lỗ lũy kế 3 năm trên 218 tỷ đồng.
Trong bối cảnh khai lỗ liên tục và lớn, một số doanh nghiệp vẫn có “tốc độ tăng doanh thu hàng năm vẫn cao, hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục được mở rộng, nhiều doanh nghiệp đã có số lỗ vượt quá số vốn chủ sở hữu”.
Cơ quan thanh tra cho rằng việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế xuất không hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đó “có nguyên nhân từ việc chuyển giá trong giao dịch liên kết”. Tình trạng này đã “không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn tạo nên sự mất công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và nhiều hệ quả xã hội khác”.
Tuy nhiên, cho đến nay, do không xác minh được thông tin đầu ra đối với các doanh nghiệp nước ngoài nên cơ quan thuế không đủ cơ sở để xem xét, xử lý tình trạng này
Nguồn : Vneconomy
Theo Tiến sỹ Hà Huy Tuấn, Phó Chủ nhiệm, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia: Tại Việt Nam, sự thiếu vắng của “giám sát an toàn vĩ mô” cũng không phải là một ngoại lệ. Chính sách, khuôn khổ, các công cụ phục vụ cho giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính chưa hoàn thiện, hệ thống chỉ tiêu giám sát an toàn vĩ mô và đặc biệt là kỹ năng kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống tài chính vẫn đang được nghiên cứu.
Do đó, việc hoàn thiện và nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là cần xây dựng một chính sách an toàn vĩ mô phục vụ việc giám sát an toàn vĩ mô dựa trên các tiêu chí, công cụ, phương pháp giám sát hiện đại đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Tiến sỹ Tuấn cho biết: Nhìn vào diễn biến trên thị trường tài chính Việt Nam, có thể thấy rằng sau hơn hai thập kỷ cải cách tuy đã có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro không thể xem thường. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, tiềm ẩn các rủi ro chéo giữa khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các rủi ro mang tính hệ thống từ sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như từ các cú sốc bên ngoài. Song, trên thực tế, hệ thống giám sát tài chính chỉ chủ yếu tập trung vào công tác giám sát an toàn vi mô trên cơ sở thiên về giám sát tuân thủ hơn là giám sát dựa trên rủi ro, trong bối cảnh thị trường tài chính đang phát triển nhanh chóng, phức tạp cả về quy mô lẫn cấu trúc, với các hoạt động tài chính đan xen giữa các khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và trong môi trường kinh tế vĩ mô nhiều biến động.
|
|