VietnameseKorean

PostHeaderIcon QUY ĐỊNH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ VỀ CHI PHÍ LÃI VAY

 

 

2/ Quy định về chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN

a.  Chi phí lãi vay PHẢI phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

b.  Theo quy định tại Điểm 2.17 và 2.18, Khoản 2, Điều 6 của thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 và Điều 4 của thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 78 thì chi phí lãi vay KHÔNG được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN trong trường hợp:

2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

Như vậy khi vay cá nhân, nếu lãi suất vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì phần vượt quá đó sẽ không được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Note: Lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố

Lãi suất cơ bản là mức lãi suất thấp nhất, có thể xem là mức lãi suất “sàn” do Ngân hàng nhà nước Việt Nam quyết định.

Theo Điều 1, Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 11 năm 2010 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam do Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành có quy định như sau:

“Quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm”.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2010 và thay thế Quyết định số 2619/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Văn bản này tới nay vẫn còn hiệu lực và không quy định cụ thể là lãi suất cho vay hay đi vay nên hiện vẫn còn được sử dụng để xác định mức vượt lãi suất theo Thông tư 78.

2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

-  Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

-   Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

+   Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

+   Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

(Lãi vay thực hiện theo quy định tại điểm 2.17 Điều này).

Note: Thời hạn góp vốn điều lệ

Từ ngày 1/7/2015 theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 có quy định về thời hạn vốn góp như sau: “Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kể cả Công ty Cổ phần, Công ty TNHH Một thành viên, Công ty TNHH Hai thành viên trở lên).”

c.  Các chứng từ cần thiết khác để chi phí lãi vay là chi phí hợp lý

-    Hợp đồng vay tiền.

-    Nếu là vay cá nhân thì phải khấu trừ 5% để nộp thuế TNCN do đây là khoản thu nhập từ đầu tư vốn, theo quy định tại Khoản 3, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013.

-   Nếu là vay doanh nghiệp không phải là tổ [A1] [TN2] chức tín dụng thì phải yêu cầu Công ty cho vay xuất hóa đơn GTGT theo quy định Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)” , trên hóa đơn ghi rõ thu lãi tiền vay và dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch chéo (do lãi vay là đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điểm b, Khoản 8, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC).

3/         Một số lưu ý khác

a.Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 25 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013: “Qua kiểm tra hàng hóa mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hóa mua vào, bán ra không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường. Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hoá, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có qui mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp”.

Như vậy, khi Doanh nghiệp cho vay, mượn tiền (không phân biệt [A1] [DTHN2] tổ chức hay cá nhân) mà không có lãi hoặc lãi suất bằng 0% thì có thể sẽ bị cơ quan thuế ấn định số lãi phải nộp do đây là giao dịch không theo giá thông thường trên thị trường.

b.Trường hợp doanh nghiệp vay vốn kinh doanh trong khi quỹ tiền mặt tồn nhiều, thì chi phí lãi vay có được tính vào chi phí được trừ

Theo công văn 1828/CT-TTHT của Cục thuế Bình Phước ngày 12/10/2015, nếu chi phí lãi vay của những khoản vay tại thời điểm số dư tiền mặt, tiền gửi cao hơn số tiền vay, thì công ty phải giải trình chứng minh kế hoạch sử dụng số tiền đó trong những ngày sắp tới. Nếu công ty không chứng minh được, hoặc cơ quan thuế kiểm tra không đúng như công ty giải trình thì:

  • Không được tính vào chi phí được trừ chi phí lãi vay của những khoản vay tại thời điểm số dư tiền mặt và tiền gửi lớn hơn số vay.
  • Phạt vi phạm hành chính về thuế.

Như vậy, trong trường hợp Công ty còn tồn quỹ tiền mặt nhiều mà có phát sinh chi phí lãi vay thì chi phí lãi vay này có rủi ro không được tính vào chi phí được trừ.

4/. Quy định về giao dịch liên kết

Theo Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 sửa đổi bổ sung Khoản 3, Điều 8 của Nghị định 20, quy định về chi phí lãi vay được trừ khi xác định thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

“Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ”.

(Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ: EBITDA).

Nếu EBITDA < 0: toàn bộ chi phí lãi vay KHÔNG được trừ trong kỳ tính thuế[A3] .

Nếu EBITDA > 0: phần chi phí lãi vay vượt quá 30% EBITDA KHÔNG được trừ trong kỳ tính thuế.[A4]

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 sửa đổi bổ sung Khoản 3, Điều 8 của Nghị định 20 “Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường

hợp tổng chi phí lãi vay phát [A1] [TN2] sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ”.

Như vậy, phần chi phí lãi vay thuần (chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) vượt quá 30% EBITDA không được trừ năm nay sẽ được chuyển sang năm sau trong trường hợp tổng chi phí lãi vay được trừ của năm sau thấp hơn 30% EBITDA. Thời gian chuyển được tính liên tục không quá 5 năm.

Ví dụ:

Số liệu trên Báo cáo tài chính

Năm 2019

Năm 2020

Chi phí lãi vay (a)

600.000.000

400.000.000

Lãi tiền gửi (b)

2.000.000

3.000.000

Chi phí khấu hao (c)

500.000.000

500.000.000

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (d)

300.000.000

500.000.000

--> EBITDA (e) = (d) + (a - b) + (c)

1.398.000.000

1.397.000.000

--> 30% EBITDA (f)

419.400.000

419.100.000

Chi phí lãi vay được trừ (g) = (f)

419.400.000

419.100.000

Chi phí lãi vay không được trừ chuyển kỳ sau (h) = (a - b - g)

178.600.000

0

Chuyển số từ năm trước (i) = g – (a-b)

22.100.000

Số còn lại được chuyển (j) = (h – i)

156.500.000

Ta sẽ chuyển 22.100.000 VND từ khoản 178.600.000 VND sang năm 2020 để tính vào chi phí được trừ của năm 2020.


 
TIN TỨC NỔI BẬT
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
12A03, Tầng 12, Khu A, Tòa nhà Indochina Park Tower, Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Quận 1, Tp. HCM
Hotline: 0935 339 669


 
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

1