VietnameseKorean

PostHeaderIcon Loại Trừ Giao Dịch Nội Bộ Giữa Công Ty Mẹ Và Công Ty Liên Kết

Tương tự như khoản đầu tư vào công ty con, khi lập BCTCHN, cần thiết phải loại trừ các khoản lãi (lỗ) chưa thực hiện từ các giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ và công ty liên kết. Tuy nhiên, phương pháp loại trừ không giống nhau đối với hai khoản mục đầu tư này. Cơ sở của sự khác biệt này là phương pháp hợp nhất theo từng khoản mục (line by lineconsolidation) được áp dụng đối với khoản đầu tư vào công ty con và phương pháp hợp nhất một dòng (line by line consolidation) được áp dụng đối với khoản đầu tư vào công ty liên kết. Ngoài ra, phần lợi ích kinh tế của cổ đông khác không phải là đơn vị đầu tư không trình bày trên BCTCHN. Về cơ bản, các quốc gia khác nhau trên thế giới đều nhất quán về cách thức loại trừ các giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ và công ty liên kết trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất: Các khoản điều chỉnh hoặc loại trừ chỉ được thực hiện cho những giao dịch giữa công ty mẹ và công ty liên kết  làm phát sinh khoản lãi (lỗ) chưa thực hiện. Do vậy, không giống như phương pháp loại trừ giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con, các nghiệp vụ không có đặc điểm trên đây thì không cần thiết phải thực hiện loại trừ, ví dụ khoản phải thu của công ty liên kết đối với công ty mẹ hoặc khoản tiền lãi phải trả cho công ty liên kết và ngược lại.

 

Thứ hai: Các khoản điều chỉnh giữa công ty mẹ và công ty liên kết được xác định theo tỷ lệ lợi ích kinh tế của công ty mẹ trong công ty liên kết, bất kể đó là nghiệp vụ xuôi chiều hay nghiệp vụ ngược chiều.

Tuy nhiên, phương pháp loại trừ lãi (lỗ) chưa thực hiện phát sinh từ những giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ và công ty liên kết thực sự chưa nhất quán trong cả lý luận và thực tiễn. Ví dụ sau đây được đưa ra để minh họa cho các định khoản được áp dụng cho các phương pháp khác nhau này:

Giả định công ty mẹ A có tỷ lệ quyền biểu quyết (đồng thời là tỷ lệ lợi ích kinh tế) vào công ty liên kết B là 30%. Lãi nội bộ chưa được thực hiện cuối kỳ từ nghiệp vụ giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ A và công ty liên kết B là 200.000.000 đồng.

Phương pháp thứ nhất là loại trừ các khoản lãi (lỗ) chưa được hiện vào 2 khoản mục liên quan; Lãi (lỗ) đầu tư vào công ty liên kết và Đầu tư vào công ty liên kết . Theo đó, nếu khoản lãi chưa thực hiện được phân bổ cho công ty đầu tư thì được điều chỉnh theo bút toán:

Nợ TK lãi đầu tư vào công ty liên kết: 200.000.000 đồng

Có TK đầu tư vào công ty liên kết 200.000.000 đồng

Nếu khoản lỗ chưa thực hiện được phân bổ cho công ty đầu tư thì được điều chỉnh theo bút toán ngược lại bút toán trên đây. Mức phân bổ lãi (lỗ) chưa thực hiện cho công ty đầu tư là giống nhau cho cả trường hợp nghiệp vụ ngược chiều và nghiệp vụ xuôi chiều. cơ sở khoa học của cách loại trừ này đó là khoản lãi (lỗ) chưa thực hiện được phải được điều chỉnh vào những khoản mục có liên quan đến phương pháp vốn chủ sở hữu, cụ thể là hai khoản mục trong bút toán điều chỉnh trên đây.

Phương pháp thứ hai là loại trừ khoản lãi (lỗ) chưa thực hiện tương tự như cách thức thực hiện với phương pháp loại trừ lãi (lỗ) phát sinh từ giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ công ty con. Theo đó, các giao dịch này được phân chia thành hai loại: nghiệp vụ xuôi chiều và nghiệp vụ ngược chiều. Đối với nghiệp vụ xuôi chiều, mức lợi nhuận chưa được thực hiện được gộp vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên sổ sách kế toán của đơn vị đầu tư và chỉ tiêu hàng tồn kho trên sổ sách kế toán của công ty liên kết. Do vậy, bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện cho loại nghiệp vụ này đối với công ty đầu tư sẽ là:

Nợ TK Lợi nhuận trước thuế (hoặc giá vốn hàng bán): 200.000.000

Có TK Đầu tư vào công ty liên kết: 200.000.000

Đối với loại nghiệp vụ ngược chiều, số lợi nhuận phát sinh từ nghiệp vụ bán hàng được ghi nhận trên sổ sách kế toán của công ty liên kết, hàng tồn kho được ghi trên sổ sách của đơn vị đầu tư. Do vậy, bút toán loại trừ của khoản lãi chưa thực hiện sau khi đối với công ty đầu tư:

Nợ TK lãi đầu tư vào công ty liên kết: 200.000.000

Có TK Hàng tồn kho: 200.000.000

Phương pháp thứ ba là ghi nhận khoản lãi chưa thực hiện được như là phần lợi nhuận hoãn lại đối vơi loại nghiệp vụ xuôi chiều. Lý do là đối với loại nghiệp vụ này, vấn đề là hoãn lại số lợi nhuận chưa thực hiện được. Bút toán thực hiện việc loại trừ này là:

Nợ TK Lợi nhuận trước thuế (giá vốn hàng bán): 200.000.000

Đối với các nghiệp vụ ngược chiều, số lãi (lỗ) chưa thực hiện được có thể được xử lý theo phương pháp thứ nhất hoặc phương pháp thứ hai.

Trong ba phương pháp trên đây, phương pháp thứ nhất được áp dụng phổ biến và rộng rãi với lý do là nó phản ánh đúng quan điểm của phương pháp vốn chủ sở hữu. các khoản mục liên quan đến phương pháp vốn chủ sở hữu đối với hợp nhất một dòng là Đầu tư vào công ty liên kết được trì bày trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất và lãi đầu tư vào công ty liên kết được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Chính vì vậy, phương pháp loại trừ này được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Trong giai đoạn hiện nay, nhiều tập đoàn kinh tế Việt Nam đã và đang lập BCTCHN trong điều kiện khung pháp lý chưa hoàn thiện. Thiết nghĩ, Bộ Tài chính nên ban hành bổ sung các quy định, hướng dẫn cụ thể hơn để vừa đảm bảo hướng dẫn cụ thể hơn để vừa đảm bảo hướng dẫn các tập đoàn kinh tế lập BCTCHN và đảm bảo tính nhất quán số liệu BCTCHN giữa các tập đoàn kinh tế khác nhau trong nền kinh tế./.

Theo Vacpca


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
TIN TỨC NỔI BẬT
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
12A03, Tầng 12, Khu A, Tòa nhà Indochina Park Tower, Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Quận 1, Tp. HCM
Hotline: 0935 339 669


 
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

1