VietnameseKorean

PostHeaderIcon Bàn Luận Về Phương Pháp Lập Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Hợp Nhất

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) là một báo cáo tài chính (BCTC) quan trọng trong hệ thống BCTC của doanh nghiệp (DN) giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá được tình hình sử dụng tiền và khả năng tạo tiền của DN báo cáo. Theo quy định, có 2 phương pháp lập Báo cáo LLTT là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.

Bùi Thị Hằng - Học viện Tài chính

Trong đó, phương pháp gián tiếp được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế và được điều chỉnh tiếp tục với sự thay đổi của vốn lưu động... kết quả được lập ra không đảm bảo tính cân đối giữa tiền tồn đầu kỳ, lưu chuyển tiền trong kỳ và tiền tồn cuối kỳ. Phương pháp trực tiếp quy định cụ thể hơn các luồng tiền vào và luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được xác định và trình bày bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp. Việc này sẽ gặp nhiều khó khăn nhất là đối với các doanh nghiệp có khối lượng giao dịch tiền tệ lớn.

Trong các Tập đoàn, Báo cáo LCTT hợp nhất là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống BCTC hợp nhất, cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng BCTC về khả năng tạo tiền, khả năng thanh toán của cả Tập đoàn. Nhận thức được vai tVì rò cũng như tác dụng của Báo cáo LCTT nên việc lập Báo cáo LCTT hợp nhất ở các Tập đoàn đã được quan tâm một cách đúng mức.

Báo cáo LCTT hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhất  Báo cáo LCTT của công ty mẹ và các công ty con trong Tập đoàn theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản mục tương đương trên báo cáo này và phải trên cơ sở thống nhất toàn bộ phương pháp lập.

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 "BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con", khi lập Báo cáo LCTT hợp nhất thì chỉ thực hiện cộng ngang các chỉ tiêu trên Báo cáo LCTT của các công ty con mà không có bất kỳ một bút toán điều chỉnh nào. Tuy nhiên, theo nguyên tắc ghi nhận của kế toán hiện nay là ghi nhận trên cơ sở kế toán dồn tích nên việc lập Báo cáo LCTT hợp nhất theo phương pháp trực tiếp sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế, trong thực tế, có Tập đoàn lập theo phương pháp trực tiếp, có Tập đoàn lập theo phương pháp gián tiếp. Trong quá trình lập Báo cáo LCTT hợp nhất, phương pháp trực tiếp hay gián tiếp đều bộc lộ những hạn chế nhất định. Vì vậy, tác giả xin đưa ra một vài ý kiến giúp các Tập đoàn có thể hoàn thiện hơn nữa phương pháp lập Báo cáo LCTT hợp nhất để vấn đề hợp nhất Báo cáo LCTT trở nên đơn gián và dễ thực hiện hơn.

Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành không nên quy định các Tập đoàn phải lập Báo cáo LCTT hợp nhất trên cơ sở thống nhất toàn bộ phương pháp lập. Báo cáo LCTT hợp nhất có thể được lập dựa trên cơ sở kết hợp cả hai phương pháp lập. Cụ thể:

* Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh chỉ được lập theo phương pháp gián tiếp (không áp dụng phương pháp trực tiếp) trên cơ sở sử dụng Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất và Bảng cân đối kế toán (CĐKT) hợp nhất (xác định phần chênh lệch giữa số đầu kỳ và cuối kỳ của từng chỉ tiêu) sau đó điều chỉnh cho các giao dịch mua hoặc thanh lý công ty con như sau:

Khi một công ty con được mua hoặc bán trong năm thì số đầu năm và số cuối năm của Bảng CĐKT hợp nhất của toàn tập đoàn sẽ không nhất quán. Số đầu năm của Bảng CĐKT hợp nhất sẽ bao gồm số liệu của công ty con đã được thanh lý trong năm những không bao gồm trong số cuối năm. Ngược lại, số đầu năm của Bảng CĐKT hợp nhất không bao gồm số liệu của công ty con được mua trong năm nhưng lại gồm trong số cuối năm. Do đó, trong quá trình tính toán cần phải thực hiện những điều chỉnh phù hợp cho số liệu đầu kỳ bằng cách:

- Cộng thêm số dư tài sản, nợ phải trả (liên quan đến luồng tiền hoạt động kinh doanh) của công ty con được mua trong kỳ theo số liệu tại thời điểm mua;

- Loại trừ số dư tài sản, nợ phải trả (liên quan đến luồng tiền hoạt động kinh doanh) của công ty con được bán trong kỳ theo số liệu tại thời điểm bán.

* Luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc trực tiếp có điều chỉnh:

Phương pháp trực tiếp có điều chỉnh: Trong mọi trường hợp, kể cả trường hợp công ty mẹ mua thêm hoặc thanh lý công ty con trong kỳ, công ty mẹ ưu tiên áp dụng phương pháp này khi lập Báo cáo LCTT hợp nhất. Phương pháp trực tiếp có điều chỉnh được lập trên cơ sở Bảng CĐKT hợp nhất (xác định phần chênh lệch giữa số đầu kỳ và cuối kỳ của từng chỉ tiêu) và Báo cáo kết quả kih doanh hợp nhất và điều chỉnh cho các giao dịch phi tiền tệ; Các giao dịch mua, bán công ty con trong kỳ. Khi lập Báo cáo  hợp nhất, doanh nghiệp phải xác định được ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến dòng tiền khi mua, bán các công ty con trong kỳ báo cáo như sau:

+ Nếu công ty con có số dư tiền và tương đương tiền tại ngày công ty mẹ mua hoặc thanh lý công ty con thì số tiền chi ra khi mua hoặc nhận về khi thanh lý công ty con được trình bày trên cơ sở thuần (sau khi đã loại trừ ảnh hưởng đối với số dư tiền hoặc tương đương tiền của công ty con được mua hoặc bị thanh lý).

+ Cộng thêm số dư tài sản, nợ phải trả (liên quan đến luồng tiền hoạt động đầu tư hoặc tài chính) của công ty con được mua trong kỳ theo số liệu tại thời điểm mua;

+ Loại trừ số dư tài sản, nợ phải trả (liên quan đến luồng tiền hoạt động đầu tư hoặc tài chính) của công ty con được bán trong kỳ theo số liệu tại thời điểm bán. Phương pháp trực tiếp: Chỉ được lập trong trường hợp công ty mẹ không mua thêm hoặc, thanh lý công ty con trong kỳ và không thể áp dụng phương pháp trực tiếp có điều chỉnh. Phương pháp này được lập trên cơ sở cộng gộp các chỉ tiêu của luồn tiền từ hoạt động đầu tư và luồng tiền từ hoạt động tài chính trên Báo cáo LCTT riêng của công ty mẹ và từng công ty con sau đó loại trừ ảnh hưởng của các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ Tập đoàn như: Các khoản tiền thu hoặc chi từ giao dịch mua, bán TSCĐ, BĐSĐT; Các khoản tiền đầu tư hoặc thu hồi công cụ vốn, công cụ nợ; Các khoản tiền đi vay, nhận vốn góp, trả lợi nhuận được chia hoặc đã trả bằng tiền trong nội bộ Tập đoàn kỳ báo cáo cần phải được loại trừ.

Việc áp dụng cả hai phương pháp lập Báo cáo LCTT nhất sẽ giúp các tập đoàn dễ dàng hơn trong quá trình lập, khắc phục được những hạn chế nhất định, thông tin cung cấp sẽ chính xác và có giá trị cao đối với người sử dụng./.

Theo vacpa.org.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
TIN TỨC NỔI BẬT
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
12A03, Tầng 12, Khu A, Tòa nhà Indochina Park Tower, Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Quận 1, Tp. HCM
Hotline: 0935 339 669


 
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

1