VietnameseKorean

PostHeaderIcon Tập trung “kích” tổng cầu

(VEN) - Lãi suất đã giảm mạnh song DN vẫn rất khó tiếp cận và hấp thụ vốn từ các ngân hàng thương mại (NHTM), tăng trưởng tín dụng vẫn thấp, cần “kích” tổng cầu để thúc đẩy tín dụng, tăng trưởng kinh tế.

Lãi suất ngân hàng đã được điều chỉnh giảm mạnh. Mặt bằng lãi suất các khoản cho vay ngắn hạn của các NHTM đã giảm về mức từ khoảng 8-9%/năm; các khoản cho vay trung và dài hạn từ 10-11%/năm. Dư nợ các khoản cho vay cũ với lãi suất trên 15% cũng chỉ còn tỷ trọng khoảng 12,9%. Có thể khẳng định, lãi suất hiện không còn là rào cản đối với sản xuất, kinh doanh.

Thế nhưng, số DN có nhu cầu vay vốn, tiếp cận và hấp thụ được vốn tín dụng ngân hàng vẫn còn rất ít. Tại cuộc hội thảo bàn về khơi thông vốn cho DN, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cuối tháng 5/2013, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank) khẳng định: “Trong lúc này các ngân hàng không thiếu vốn. Vốn của ngân hàng còn tồn đọng là do chưa tìm được đầu ra an toàn. Cứ 10 DN đến với VPBank thì chỉ 3 có thể vay được vốn, 7 DN còn lại không đảm bảo; nhiều DN có dự án triển vọng song ngân hàng cũng không dám cho vay vì không có tài sản thế chấp”.
Khảo sát khách hàng truyền thống của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cho thấy, cứ 1.000 DN thì có tới hơn 900 không mở rộng đầu tư mới mà chỉ quay vòng trong qui mô hiện tại. Lý do nhiều DN không mở rộng đầu tư là vì bí đầu ra. Kinh doanh giảm sút nên nhu cầu vay vốn của DN trong lúc này cũng không thực sự cấp bách.
Các chuyên gia cho rằng, suy giảm kinh tế toàn cầu, đầu tư công trong nước thời gian qua giảm sút không hỗ trợ tốt cho tổng cầu nền kinh tế, chi tiêu của người dân (sức mua thị trường) cũng giảm... là những yếu tố khiến nền kinh tế gặp khó khăn, tình trạng kinh doanh và đầu tư của DN giảm sút.
Tại diễn đàn kỳ họp thứ 5 của Quốc hội đang diễn ra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng, lãi suất ngân hàng đã được điều chỉnh giảm mạnh, song tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế vẫn rất thấp (5 tháng dư nợ tín dụng chỉ tăng 2,9% so với cuối năm 2012) là do tổng cầu của nền kinh tế còn yếu, sức mua thị trường thấp. Theo ông Bình, các giải pháp chỉ đạo, điều hành nền kinh tế lúc này cần tập trung “kích” tổng cầu, qua đó thúc đẩy tín dụng tăng trưởng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Kích cầu để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Song không nên để nguồn vốn dồi dào tại các NHTM chảy quá nhiều vào lĩnh vực tiêu dùng, mà cần tìm cách đưa dòng vốn này chảy nhiều vào lĩnh vực sản xuất nhằm duy trì sự ổn định, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững.
Không một tổ chức tín dụng nào lại không muốn “bơm” tiền cho DN. Bởi lẽ, huy động vốn về thì họ phải cho vay. Song, điểm mấu chốt của các NHTM là “bơm” vốn cho DNnào để thu hồi vốn an toàn, hiệu quả. DN không vay được vốn không phải là do ngân hàng không muốn cho vay mà cần phải xem lại mình. Nếu cơ cấu vốn không minh bạch, không rõ ràng, “bức tranh” đầu ra không sáng sủa, phương án trả nợ ngân hàng không khả thi… thì ngân hàng có tồn đọng, thừa tiền chắc họ cũng không dám cho DN vay. Vì vậy, muốn vay được vốn DN phải nâng cao khả năng quản trị, điều hành, phát triển bền vững, có phương án kinh doanh hiệu quả, sử dụng vốn thận trọng, có phương án trả nợ khả thi.
Về phía ngân hàng, muốn dòng vốn huy động về không bị ứ đọng, tự thân cũng phải có các phương án đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay của khách hàng, sẵn sàng đối thoại cùng DNđể hai bên tìm ra giải pháp tốt nhất cho việc vay vốn an toàn, kinh doanh hiệu quả, trả nợ khả thi./.
( Nguồn : www.ven.vn)

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
TIN TỨC NỔI BẬT
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
12A03, Tầng 12, Khu A, Tòa nhà Indochina Park Tower, Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Quận 1, Tp. HCM
Hotline: 0935 339 669


 
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

1