VietnameseKorean

PostHeaderIcon DN gia tăng sở hữu chéo:Thách thức hiểu BCTC hợp nhất

DN gia tăng sở hữu chéo:

Thách thức hiểu BCTC hợp nhất

Mô hình sở hữu chéo giữa các DN ngày càng trở nên phổ biến. Vì nhiều lý do, trong BCTC hợp nhất của một số công ty niêm yết, các khoản đầu tư từ các công ty liên doanh, liên kết chưa được ghi nhận theo đúng quy định. Điều này sẽ dẫn đến sai lệch về số liệu tài chính của DN. Tuy nhiên, vấn đề trên chưa được thị trường quan tâm đúng mức.

 

 

Th.s Trần Thị Ánh Tuyết

Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội

G

ần đây nhất, trong BCTC hợp nhất năm 2011 của CTCP Lương thực thực phẩm Vĩnh Long (VLF) và CTCP Khoáng sản Bình Thuận Hamico (KSA) kiểm toán viên đều đã ngoại trừ khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh. Lý do là BCTC của cả hai công ty này chưa được hạch toán đúng theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Trước đó, năm 2011, BCTC giữa niên độ của CTCP Đầu tư phát triển và xây dựng khu công nghiệp Sông Đà (SJS) cũng bị kiểm toán viên ngoại trừ khoản đầu tư vào công ty liên kết khi SJS không thu thập đủ BCTC giữa niên độ của nhóm công ty liên kết.

Theo quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam, khoản đầu tư tài chính được hạch toán theo phương pháp giá gốc trong BCTC riêng lẻ. Còn trong BCTC hợp nhất, khoản đầu tư này được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Vậy sự khác biệt giữa hai phương pháp hạch toán này ra sao?

Phương pháp giá gốc và phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận theo giá gốc đầu tư ban đầu. Sau đó, khoản đầu tư này khoog được điều chỉnh theo những thay đổi biến động trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư (bên B). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bên đầu tư (bên A) chỉ phản ánh khoản thu nhập được phân chia từ lợi nhuận thuần lũy kế của bên nhận đầu tư.

Phương pháp vốn chủ sở hữu là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau đó, khoản đầu tư này được điều chỉnh theo những biến động của tài sản thuần bên nhận đầu tư (bên B). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của bên đầu tư (bên A) phải phản ánh đúng thực trạng biến động trong kết quả kinh doanh của bên nhận đầu tư.

Để hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa phương pháp này, có thể nghiên cứu một giả định: Ngày 1/7/2011, Công ty A mua 20% cổ phần của Công ty B với giá mua 80 triệu đồng. Tại ngày mua, Công ty B có bảng cân đối kế toán như đầu trang.

Giả sử cuối năm 2011, Công ty B báo cáo lợi nhuận trong năm là 80 triệu đồng, đồng thời, công bố trả cổ tức là 30 triệu đồng. Công ty A được nhận cổ tức 20%*30 = 6 triệu đồng.

Cuối năm, khi lập BCTC hợp nhất, Công ty A phải phản ánh phần lợi nhuận của mình trong công ty liên kết B là 80*20%=16 triệu đồng.

Tại ngày mua, Công ty A phải xác định giá gốc mua khoản đầu tư là 80 triệu đồng;

- Giá trị ghi sổ (giá trị hợp lý) của 20% tài sản thuần có thể xác định được là: 20%*(370-90)=56 triệu đồng.

Khoản chênh lệch giữa 80 - 56 = 24 triệu đồng là lợi thế thương mại của bên A phát sinh khi đầu tư vào công ty liên kết B. Giả sử, lợi thế thương mại được phân bổ trong 10 năm, mỗi năm 2,4 triệu đồng.

Theo dõi bảng 1 và bảng 2, (ảnh 1) có thể thấy theo phương pháp giá gốc, giá trị khoản đầu vào công ty liên kết, liên doanh không thay đổi trong suốt quá trình hoạt động của công ty liên kết, liên doanh, trừ khi khoản đầu tư đó được thu hồi hoặc công ty đi đầu tư nhận được các khoản khác từ công ty liên kết, liên doanh ngoài cổ tức và lợi nhuận được chia.

Trong khi đó, theo phương pháp vốn chủ sở hữu, giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh sẽ được thay đổi theo quá trình vận động không ngừng của công ty liên kết, liên doanh. Do đó, phương pháp vốn chủ sở hữu cho phép nhà đầu tư đánh giá được khả năng sinh lời và phản ánh chân thực bức tranh tài chính có liên quan đến khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh.

Trong trường hợp ngược lại, nếu hoạt động kinh doanh của công ty liên kết, liên doanh bị lỗ, việc hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm giá trị khoản đầu tư và tăng khoản lỗ từ hoạt động tài chính. Trong khi đó, hạch toán theo phương pháp giá gốc thì giá trị khoản đầu tư vẫn không thay đổi. Và việc kế toán theo phương pháp giá gốc sẽ làm giá trị của khoản đầu tư cao hơn, tránh được sự sụt giảm con số lợi nhuận trên BCTC của công ty.

Do đó, các NĐT cần lưu ý trường hợp BCTC hợp nhất có ý kiến ngoại trừ về khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết./.

(Nguồn Vacpa.org.vn - Theo ĐTCK )

 
TIN TỨC NỔI BẬT
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
12A03, Tầng 12, Khu A, Tòa nhà Indochina Park Tower, Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Quận 1, Tp. HCM
Hotline: 0935 339 669


 
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

1